Dự án ghế “Medallion” của Dior đánh dấu sự ra mắt đáng chú ý nhất từ trước đến nay của Maison Française (Ngôi nhà Pháp) tại Tại tuần lễ thiết kế Milan 2021, Ý (Salone del Mobile).
Mười bảy nhà thiết kế và họa sĩ đã được Dior mời tới nhằm tái hiện mẫu ghế “Medallion” theo những cách khác nhau, phục vụ cho buổi ra mắt đáng chú ý nhất từ trước đến nay của Ngôi nhà Pháp tại Tại tuần lễ thiết kế Milan 2021. Các nhà thiết kế và họa sĩ lần lượt đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liban, Nam Phi, Vương Quốc Anh, Hà Lan, Ý và Pháp bao gồm: Sam Baron, Nacho Carbonell, Pierre Charpin, Dimore Studio, Khaled El Mays, Martino Gamper, Constance Guisset, India Mahdavi, Nendo, Joy De Rohan Chabot, Linde Freya Tangelder, Atang Tshikare, Seungjin Yang, Ma Yansong, Jinyeong Yeon, Tokujin Yoshioka và Pierre Yovanovitch.
Lịch sử chiếc ghế Dior
Lúc đầu, thật khó để người ta hình dung việc Dior sản xuất ghế. Nhưng trên thực tế, vào năm 1947, khi Christian Dior thành lập hãng thời trang cao cấp, ông đã tìm tới Victor Grandpierre để trang trí cho salon của mình.
Phương án thiết kế ban đầu bao gồm ghế bành xám và trắng cùng với chiếc ghế có lưng hình bầu dục “Medallion” dành cho những vị khách trong các buổi trình diễn thời trang của ông. Cả hai đều mang dáng dấp của phong cách tân cổ điển Louis XVI được các nhà thiết kế thời trang cao cấp ưa thích. Mẫu ghế bành sau đó đã trở nên bất hủ nhờ chiến dịch nước hoa Miss Dior 1958 và Diorama 1955 bởi bàn tay của họa sĩ minh họa René Grau. Chiếc ghế sau đó gần như trở thành biểu tượng của thương hiệu, sánh ngang với áo Jacket ‘Bar’ hay hoa văn Cannage.
Được ra mắt vào ngày 5 tháng 9 năm 2021, mười bảy nhà thiết kế đã trình làng tác phẩm ‘Medallion’ của thông qua khoảng 30 chiếc ghế được trưng bày tại Palazzo Citterio ở quận Brera, Milan.
Ghế Dior ‘Medallion”: 17 thiết kế tại Triển lãm nội thất 2021
Pierre Charpin đã tối giản hóa chiếc ghế “Medallion” của Dior đến mức tuyệt đối. Ông chỉ dùng một đường viền bằng nhựa kim loại màu đen và hoàn thiện với một mặt ghế được tráng gương, để người dùng có thể “nhìn vào chính mình trước khi được nhìn lại”.
Tác phẩm của Sam Baron lại được tạo lên từ bốn chiếc ghế chụm lưng với nhau theo một cách ngẫu nhiên có chủ đích.
Chaise Medaillon 3.0 của Nendo được làm bằng hai tấm kính cường lực, với phần lưng và chân tạo thành từ một đường cong và được cố định với một chỗ ngồi giống như giá đỡ cùng phần lưng hình bầu dục đặc trưng tạo ra từ một khoảng trống.
Nhà thiết kế Seungjin Yang từ Seoul đã áp dụng kỹ thuật đặc biệt của mình để ‘bọc’ ghế và mặt sau của chiếc ghế hoàn toàn bằng nhựa epoxy.
India Mahdavi đưa tới mẫu ghế gần với bản gốc bằng gỗ sơn mài xám của Dior, đem theo niềm đam mê với thủ công và cảm nhận về màu sắc của cô thông qua tác phẩm thêu tay từ Kashmir bằng len Djerba. Mỗi chiếc ghế trong bộ năm chiếc đều có đôi chút khác biệt, và nhà thiết kế gọi chúng là ‘một bộ tộc đoàn kết bất chấp cá tính riêng’ (a united tribe despite their individuality)
Nhà thiết kế từ Beirut, Khaled El Mays đã tái hiện và sáng tạo chiếc ghế dựa trên bản gốc bằng cách mở rộng lưng ghế, kết hợp với một chiếc gương có mặt sau từ rơm và thêm phần chân tua rua bằng da.
Pierre Yovanovitch mang đến cặp ghế Monsieur et Madame Dior chế tác bằng đồng và bọc bằng vải theo theo mẫu logo xiên của Dior, phát triển lần đầu bởi Marc Bohan vào 1967, được thực hiện tại các xưởng may ở Paris bởi Vermont.
Nhà thiết kế Nhật Bản Tokujin Yoshioka chia sẻ: “Tôi quan tâm đến cách để tạo ra một chiếc ghế từ nhiều lớp ánh sáng. Từ đó, tôi nghĩ tới một chiếc ghế có tính lịch sử nhưng hướng tới tương lai bằng cách sử dụng nhựa trong suốt, cũng là vật liệu gần với ánh sáng nhất. Vẻ đẹp tự nhiên của nó được thể hiện bằng cách xếp ngẫu nhiên 364 tấm nhựa trong suốt để tạo thành một chiếc ghế.”
Một số chiếc ghế khác tại triển lãm:
Tổng hợp và dịch: Hiếu Nghĩa
XEM THÊM: