Mẹo chiếu sáng nhân tạo để cải thiện không gian bếp

Theo thời gian, nhà bếp đã không đơn giản là một không gian để làm việc và trở thành khu vực hội họp giải trí khi rảnh rỗi. Đối với nhiều người, bếp là trái tim của ngôi nhà. Do đó, cần thiết kế một bầu không khí có thể giúp ích khi chuẩn bị các món ăn và cũng mang lại sự thoải mái trong các buổi tụ họp cùng bạn bè và gia đình. 

  • Tạo các điểm chiếu sáng khác nhau

Ngày nay, nhà bếp có thể được chia thành hai khu: khu làm việc, là nơi thực hiện sơ chế và chuẩn bị thực phẩm, tập trung ở các khu vực mặt bàn, bồn rửa và bếp lò; và khu ăn uống, gồm có bàn ghế và chỗ trống để mọi người di chuyển.

Gian bếp chia thành hai khu vực với hai loại đèn chiếu khác nhau

Đối với khu thứ nhất, ánh sáng lạnh được khuyên dùng, để giúp cho căn phòng được chiếu sáng tốt và tăng cường màu sắc tự nhiên của thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc thường làm hằng ngày, bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm điện hơn. Trong trường hợp này, nhiệt độ ánh sáng được khuyến nghị từ 4000 K đến 6000 K, các giá trị được chỉ định cho các khu vực làm việc. Cũng có thể sử dụng đèn LED bởi độ bền hơn, đảm bảo cường độ chính xác và đáp ứng được tính thẩm mỹ.

Đối với khu thứ hai, có thể sử dụng đèn ấm hơn với tông màu vàng, mang lại sự thoải mái và ấm áp. Loại đèn này thường được lắp đặt phía trên bàn và mặt bàn, nổi bật hơn khi áp dụng cho đèn treo hoặc đèn có thiết kế phức tạp. Nhưng phải cẩn thận! Hãy lưu ý đến kích thước của nhà bếp để chúng không trở nên mất cân xứng.

Cuối cùng, lợi thế của việc tạo các điểm chiếu sáng khác nhau là tránh bóng, khắc phục được tình trạng một số khu vực chuẩn bị thức ăn bị khuất sáng.

Ánh sáng vàng được sử dụng ở khu vực sơ chế và đèn treo được dùng tại bàn ăn
  • Ánh sáng đồng nhất: Đường ray ánh sáng

Đường ray ánh sáng là một giải pháp đơn giản cho những ai muốn có nhà bếp đồng nhất ánh sáng và muốn tận dụng ánh sáng để mang lại một không gian bếp cá tính hơn.

Hệ ray đèn ống sợi đốt thiết kế treo

Các đường ray rất dễ bảo trì và hoạt động. Chúng có thể có dải đèn LED, ống sợi đốt hoặc đèn sân khấu khác nhau. Ngoài ra, bản thân thiết kế đường ray có thể cung cấp ánh sáng trực tiếp, đồng nhất, khuếch tán hoặc gián tiếp, tùy thuộc vào góc độ và vật liệu được sử dụng.

Đường ray ánh sáng từ dải đèn LED
  • Ánh sáng tích hợp

Có thể lồng ánh sáng vào trần nhà bếp và tủ trên cao theo phong cách tối giản hơn. Bên cạnh việc giảm khả năng đổ bóng, những giải pháp này có thể làm cho không gian thêm phần thanh lịch.

Hệ đèn được lắp âm vào trần nhà tạo không gian thông thoáng hơn

Các bộ đèn phải được lắp đặt một cách chiến lược để đảm bảo ánh sáng cho toàn bộ căn phòng. Đèn LED Plafon có thể là một giải pháp tốt cho nhà bếp không có lớp lót vì chúng kín đáo và gần trần nhà.

Đối với tủ, đèn LED được lắp đặt trong các đường gờ hoặc trong các chi tiết tinh tế, mục đích không chỉ để cải thiện chất lượng ánh sáng của nhà bếp mà còn làm nổi bật một số hốc, bàn làm việc và kệ, cung cấp một giai điệu vui tươi và quyến rũ hơn cho căn phòng.

Đèn LED được lắp đặt trong các đường gờ và hốc giúp làm nổi bật không gian
  • Đa dạng hóa nguồn sáng

Tạo các nguồn sáng khác nhau là một cách để biến đổi cùng một bầu không khí theo ánh sáng. Trên trần nhà, treo, trên tường, lõm trong tủ hoặc mặt bàn, hoặc trên sàn nhà, tạo ánh sáng cố định cũng là một cách hiệu quả để làm nổi bật các chi tiết trang trí hay một món đồ nội thất, bữa tối được phục vụ hoặc cung cấp bởi ánh sáng ấm cúng sẽ mang lại sự thân mật hơn. Càng nhiều sự lựa chọn, càng dễ tạo ra ánh sáng gián tiếp.

Sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo góp phần làm gian bếp thêm rộng rãi thoáng đãng

Biên dịch: Hồng Ngọc | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM:

InteriorDaily.vn là kênh thông tin chuyên ngành nội thất với sứ mệnh đem tới mọi thông tin cập nhật về ngành nội thất của Việt Nam

Top Reviews

More Stories
Thiết kế đèn treo trang trí được làm từ gốm | Naaya Studio