Thế nào là một thiết kế nội thất tốt?

Những thay đổi gần đây của thế giới đối với việc ưu tiên sức khỏe thể chất và tinh thần đã có tác động tích cực đến mọi người trong việc tìm kiếm lối sống lành mạnh hơn. Các yếu tố bên ngoài như vị trí địa lý, môi trường, cộng đồng, tình trạng tài chính và các mối quan hệ bạn bè và gia đình đều cho thấy có những tác động đáng kể đến sức khỏe của một cá nhân. Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng việc đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần không chỉ giới hạn ở việc được tiếp cận với các cơ sở y tế và các phương pháp điều trị chuyên nghiệp, mà còn được quyết định bởi một số yếu tố liên quan đến chất lượng của môi trường sống. 

Nhà thiết kế đưa ra giải pháp để thiết kế tốt hơn và do đó, giúp mọi người có những lựa chọn tốt hơn. Vậy thế nào được coi là một thiết kế nội thất tốt, và những yếu tố nào tạo nên một không gian nội thất tốt? Chúng ta sẽ khám phá mặt “tốt” của thiết kế, xem xét cách các kiến ​​trúc sư đảm bảo nhu cầu của người sử dụng bằng cách thừa nhận khả năng tiếp cận, sự đa dạng về nhân khẩu học, nền kinh tế và môi trường, bất chấp thẩm mỹ.

Trong hầu hết các trường hợp, không gian phục vụ chính xác mục đích được chỉ định của nó sẽ được coi là thành công. Mặc dù chức năng có vẻ như là một hạn chế đối với quá trình sáng tạo của các nhà thiết kế, nhưng hiếm có một nhà thiết kế nội thất thành công nào lại phủ nhận sự cần thiết phải đảm bảo chức năng khi đưa ra mọi quyết định về không gian; mọi không gian đều có mục đích và để đạt được mục đích đó, không gian phải được thiết kế để thực hiện các chức năng cụ thể. Nhưng khi mọi người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và đưa ra các lựa chọn để có một sự sống hiệu quả hơn, thì điều quan trọng là các nhà thiết kế phải thiết kế với cách tiếp cận toàn diện hơn, hỗ trợ các hành vi của con người thông qua các không gian nhằm phục hồi tâm trí, cơ thể và tâm hồn.

Ngày nay, Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa sức khỏe tốt là “trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội”. Mặc dù định nghĩa về sức khỏe đã thay đổi theo thời gian, những khía cạnh chung của sức khỏe hiện nay bao gồm mối tương quan giữa xã hộitâm lý, cùng với các yếu tố y tế được biết đến khác. Đó là những gì mà các chiến lược và nguồn lực đã thực hiện để có được sự công bằng và phù hợp hơn thông qua các đánh giá và thực thi.

Về cơ bản, các nhà thiết kế nên thực hiện các thông số sức khỏe thể chất nhắm đến một tiêu chuẩn được xem là ‘đủ tốt‘ để tránh bệnh tật. May mắn thay, kiến ​​trúc, thông qua việc thiết kế hình thức, không gian và vật liệu, có thể tổ chức mối quan hệ giữa người dùng với nhau và với môi trường bằng cách tạo ra các sự sắp đặt có ảnh hưởng lẫn nhau. Các nguyên tắc thiết kế tốt trong thế kỷ XXI rất đa dạng, vì không có giải pháp thiết kế chung nào để đảm bảo rằng mọi thông số sức khỏe đều được tối ưu hóa. Tuy nhiên, người ta tin rằng khái niệm hạnh phúc chủ yếu bao gồm hai yếu tố chính: cảm giác dễ chịu và hoạt động tốt; nói một cách ngắn gọn, thiết kế, trong tất cả các khía cạnh của nó, phải đảm bảo sức khỏe, sự thoải mái và hạnh phúc.

Sức khỏe thể chất

Để đảm bảo sức khỏe thể chất của những người sống trong không gian, các nhà thiết kế chủ yếu xem xét chất lượng không khí, sự thoải mái về nhiệt độ, thị giác và âm thanh, cũng như các vật liệu ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc hoặc vi khuẩn có hại. Thuật ngữ “thoải mái” thường được định nghĩa là “tình trạng của tâm trí thể hiện sự hài lòng” với môi trường, cho dù đó là môi trường nhiệt, hình ảnh hay âm thanh. Chẳng hạn như những gì được coi là thoải mái về thể chất hoặc lành mạnh đối với một sinh viên đại học nhưng không nhất thiết phải thoải mái đối với một nhân viên trung niên. Đây là lúc thiết kế tốt phát huy tác dụng; thiết kế linh hoạt có thể thích ứng và phục vụ cho từng đối tượng sử dụng mà không ảnh hưởng đến đối tượng khác. Với trẻ em, các nhà thiết kế thường lựa chọn vật liệu không có độc tố và không trơn trượt, các cạnh cong cũng như đồ nội thất có kích thước phù hợp. Trong trường hợp người cao tuổi, không gian nội thất có ít cầu thang hoặc không có cầu thang, lưu thông dễ dàng và không gian thoáng hơn, có các thiết bị cố định tích hợp hỗ trợ khả năng di chuyển của họ.

Thiết kế văn phòng với không gian trò chuyện và lối đi linh hoạt 
Không gian hình học cho một gia đình hai đứa trẻ / Atelier D + Y

Cảm xúc

Một yếu tố khác là cảm xúc, thường đi đôi với hạnh phúc thể chất. Điều này mô tả nội thất toát lên cảm giác hạnh phúc, tích cực, tò mò, nhẹ nhàng và gắn kết, hướng tới một môi trường tâm lý và chủ quan hơn. Hạnh phúc về cảm xúc thường là kết quả của sự dồi dào của ánh sáng mặt trời tự nhiên, sự hòa nhập của thiên nhiên, nhiệt độ trong nhà vừa phải, lựa chọn vật liệu thoải mái và ấm cúng, sự hài hòa giữa không gian riêng và chung. Một số nhà thiết kế cũng thực hiện các nguyên tắc của Phong thủy để tạo ra một cuộc sống toàn diện và cân bằng trong không gian nội thất.

Một không gian thoáng và ngập tràn ánh sáng
Khu vườn giữa nhà giúp kết nối các thành viên trong gia đình

Sức khỏe tinh thần và năng suất

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh mối liên hệ giữa các đặc điểm thiết kế vật lý chính với 5 cách để sống khỏe (Kết nối, Năng động, Lưu ý, Tiếp tục học hỏi và Cho đi), có liên quan đến sức khỏe tinh thần và năng suất tích cực. Hơn hết, việc cung cấp cho người cư trú quyền kiểm soát cá nhân đối với môi trường bên trong cho phép họ tạo ra các điều kiện phù hợp với hành vi và khuôn mẫu của họ, cho dù đó là thông qua ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, tổ chức không gian hoặc xây dựng bằng vật liệu có vẻ ngoài tự nhiên .

Hướng các phòng được sử dụng chủ yếu vào buổi sáng, ví dụ như phòng ngủ và nhà bếp thường hướng về phía Đông để kích thích nhịp sinh học, ngược lại các phòng chính của gia đình phải có ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 2 giờ mỗi ngày. Việc lắp đặt cửa sổ có độ cao ngang đầu giúp phân bổ ánh sáng ban ngày trong phòng tốt hơn và tăng khả năng tiếp cận của thị giác với cảnh quan xung quanh. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ được ổn định, phòng ngủ nên có các biện pháp che chắn hiệu quả như cửa chớp nhiệt hoặc cửa lá sách có thể điều chỉnh, cũng đảm bảo thông gió vào ban đêm.

Trong nội thất thương mại, đặc biệt là trong môi trường làm việc và học tập, sự thoải mái về âm thanh là điều cần thiết cho năng suất. Vì những không gian này thường có nhiều người có sở thích đa dạng sử dụng, nên có một vài không gian yên tĩnh tách biệt để đọc sách hoặc học tập, hoặc các phòng cách âm cho các hoạt động như âm nhạc hoặc giải trí để tránh làm phiền người khác. Song song với những không gian riêng tư này, nên có cửa sổ hoặc các khu tập trung phân tán để người sử dụng có cơ hội giao lưu với đồng nghiệp. Khi mọi người ở trong một căn phòng có trần thấp, họ có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ lý thuyết, trong khi không gian rộng lớn hơn mang lại cảm giác giải phóng hơn, điều này tự động buộc mọi người phải tham gia vào các hoạt động tư duy sáng tạo hơn. Cách tiếp cận tương tự cũng được áp dụng cho đồ nội thất. Các dạng cong thường được coi là dễ chịu;

Thiết kế văn phòng với không gian làm việc và không gian nghỉ ngơi riêng biệt 
Một thiết kế khác với không gian làm việc riêng tư trong những căn phòng kính

Môi trường lành mạnh

Tính đến tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay, một số chiến lược đã được đưa ra để giúp chống lại biến đổi khí hậu thông qua kiến ​​trúc và thiết kế, thúc đẩy sự tương tác với thiên nhiên và tạo ra một môi trường thú vị. Cùng với các biện pháp quan trọng để giảm thiểu lượng khí thải carbon do quá trình xây dựng và sản xuất, các nhà thiết kế đã không bỏ mặc thiên nhiên và cho phép nó tiếp quản không gian nội thất một cách hữu cơ thông qua các yếu tố thiết kế ưa thích sinh học, cũng như bằng cách xây dựng hoặc phủ bề mặt của chúng bằng vật liệu địa phương.

Công trình được in 3D bằng vật liệu tự nhiên giảm thiểu tác động tới môi trường
Công trình 50% Cloud Artists Lounge Restaurant được xây dựng bằng gạch
Cửa hàng Zak Ik được làm từ các vật liệu địa phương

Biên dịch: Hồng Ngọc | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM: 

InteriorDaily.vn là kênh thông tin chuyên ngành nội thất với sứ mệnh đem tới mọi thông tin cập nhật về ngành nội thất của Việt Nam

Top Reviews

More Stories
Cải tạo khu đất biệt thự cũ thành quán cà phê không gian mở giữa lòng Cố Đô Huế | NGHIA Architects