Nghệ thuật tái chế: Cách RDG Planning & Design biến đồ gỗ tái chế thành cầu thang tuyệt đẹp

Chiếc cầu thang được làm từ khung bê tông có sẵn cùng với những vật liệt tái chế. Hãy cùng trò chuyện với Kiến trúc sư Benjamin Kroll để tìm hiểu thêm về sản phẩm này.

Cầu thang ở trung tâm văn phòng RDG Omaha – toàn nhà được dựng từ khung nhà có sẵn và gỗ tái chế, cầu thang ở văn phòng RDG Planning & Design Omaha sử dụng nhiều vật liệu đa dạng để tạo nên các bậc thang nhịp nhàng và tối giản. Những người dùng đi lên và xuống, các bậc thang, khung cầu thang bắt đầu thay đổi tăng dần chạy dọc theo lối đi. Những miếng gỗ của cầu thang được chế tác từ gỗ sồi khai hoang từng được sử dụng để làm kẹt cửa, khung cửa sổ và đồ gỗ được gia công của các tòa nhà. Phần còn lại của khối bê tông làm gợi nhớ đến phần móng của chiếc cầu thang ban đầu và tạo nên sự tương phản; khối bê tông ban đầu được tôn lên nhờ những chi tiết gỗ để tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ vật liệu. 

Điều gì đã truyền cảm hứng ban đầu cho thiết kế của anh?

Benjamin Kroll: Cảm hứng ban đầu của chúng tôi cho thiết kế này thật ra bắt nguồn từ việc cố gắng tôn trọng không gian có sẵn trong khi vẫn tập trung vào việc sử dụng các vật liệu mới ít nhất có thể. Cầu thang ban đầu được làm từ đa dạng các loại vật liệu khác nhau, nhưng đa phần các loại mang tính riêng biệt. Chúng tôi tháo dỡ mọi kết cấu bên ngoài xuống từ đó để lộ ra những chi tiết tự nhiên của thiết kế nguyên bản. Chúng tôi tập trung vào ý tưởng không làm lu mờ lịch sử và sàng lọc những chi tiết, điều dẫn chúng tôi đến việc sử dụng dày đặc hơn vật liệu làm từ gỗ, món gỗ đã từng được dùng cho cửa sổ và cửa ra vào ở không gian ban đầu. Ý định ban đầu là kết hợp yếu tố lịch sử mạnh mẽ với thiết kế mới của chúng tôi trong việc sử dụng các vật liệu tái chế có sẵn. 

Dự án này đã dành được giải A+ trong giải thưởng Annual thứ 10! Yếu tố nổi bật nào mà anh tin rằng đã đem lại chiến thắng cho dự án của anh? 

Benjamin Kroll: Cách mà hình dạng của cầu thang chuyển động một cách hiệu quả là yếu tố rất độc đáo. Bởi vì thiết kế của nó ảnh hưởng đến góc nhìn của một người khi họ đến gần và đi qua từng bậc. Góc nhìn của người sử dụng cầu thang cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào góc độ tiếp cận của họ; Tỷ lệ con người so với thiết kế khuyến khích người sử dụng đặt tay lên lan can; Điểm trung tâm của kiến trúc cầu thang khuyến khích mọi người xích lại gần nhau hơn, tạo nên sự tương tác giữa người với người; Sự giãn ra và co lại của công trình đưa người dùng đến không gian rộng lớn hơn. Tất cả được kết hợp lại tạo nên tính nhân văn trong thiết kế, Điều đó mang đến sự hòa hợp của công trình và môi trường xung quanh một cách độc đáo.

Điều gì là thách thức lớn nhất mà anh phải đối mặt khi thực hiện dự án và làm thế nào để anh khắc phục nó?

Benjamin Kroll: Để hợp nhất 2 loại vật liệu một cách liền mạch đã là một chuyện kỳ công. Nó khó để thực hiện với loại gỗ đã có sẵn, và phương pháp tái sử dụng vật liệu là điều khá khó khăn và là một nhiệm vụ tỉ mỉ. Chúng tôi nghiền nhỏ loại vật liệu này và sau đó lắp chúng vào một cách chính xác nhất trong điều kiện cho phép. Chúng tôi làm việc với thợ thủ công rất sát sao để thông qua từng công đoạn một theo đúng nghĩa bóng và nghĩa đen bên cạnh đó cũng đảm bảo rằng mô hình lắp đặt đồng đều trong suốt quá trình.

Bối cảnh môi trường, xã hội hay văn hóa của dự án có ảnh hưởng như thế nào đến thiết kế của anh?

Benjamin Kroll: Quá trình thiết kế của chúng tôi bắt đầu từ việc quan sát những điều kiện có sẵn, từ đó hiểu được giá trị đã xuất hiện trước khi chúng tôi đến. Trong trường hợp này, thật dễ dàng khi chỉ cần đi vào bên trong và mô tả một cách đơn giản về không gian. Thay vào đó, chúng tôi đã thấy nó như một thử thách thiết kế và tự hỏi là làm cách nào để chúng tôi tiếp tục kế thừa lịch sự theo một cách mới mẻ hơn. Cách tiếp cận này nói lên tổng thể quá trình sáng tạo của chúng tôi, bày tỏ sự tôn trọng nhưng cũng phát triển thiết kế. Nó đúng với toàn bộ hoạt động của chúng tôi, dù là thiết kế, tính bền vững hay thích nghi với việc tái sử dụng, v.v.

Điều gì đã đẩy việc lựa chọn vật liệu trong dự án này?

Benjamin Kroll: Việc xây dựng cầu thang dựa trên khối bê tông có sẵn như là một bộ khung trong thiết kế mới: Đề cao những loại vật liệu thô và kết cấu khung bê tông;  Những tấm ván gỗ sồi đỏ từ việc khai hoang được làm thủ công bị nghiền nhỏ, chà nhám, tái sử dụng và nó được lựa chọn để tạo ra ý nghĩa của vật liệu xanh, cung cấp cho người sử dụng khoảnh khắc được kết nối với thời gian và không gian. 

Chi tiết anh thích nhất ở dự án này là gì và vì sao anh lại thích nó? 

Benjamin Kroll: Sự chính xác và tính lặp đi lặp lại là những gì tạo nên sự độc đáo cho chiếc cầu thang. Đặc biệt là những chi tiết được thêm vào những thứ đã có sẵn, thanh gỗ có kích thước chính xác và được đặt liền kề nhau. Để có thể đạt được điều đó mà không có một sự sai sót nào là đều ít khi xảy ra. 

Sự bền vững trong tiêu chuẩn thiết kế quan trọng như thế nào khi anh làm dự án này? 

Benjamin Kroll: Sự bền vững chính là điều thúc đẩy dự án này. Việc sử dụng ít vật liệu, đặc biệt là những vật liệu mới và tận dụng điều kiện sẵn có là cốt lõi của thiết kế bền vững.

Làm cách nào để có thể hợp tác với mọi người, với những thành viên khác trong nhóm hay kỹ năng nào là thiết yếu trong việc đưa dự này này áp dụng được vào thực tế đời sống?

Benjamin Kroll: Trong trường hợp này chúng tôi trở thành khách hàng của chính mình, điều khá quan trọng để tạo nên mối quan hệ giữa nhóm chúng tôi và nhà đầu tư. Việc này cho phép chúng tôi có thể cùng nhau thông qua những điều kiện có sẵn của cầu thang và cho phép chúng tôi tiếp tục trao đổi qua lại để có thể tinh chỉnh thiết kế đến cuối cùng. Sau cùng, làm việc một cách chặt chẽ với MCL Construction đã cho chúng tôi đạt được kết quả có chất lượng cao nhất.

Bài học quan trọng nào mà anh đã học được trong quá trình kết tinh nên dự án này?  

Benjamin Kroll: Với tư cách một nhà thiết kế, điều quan trọng là vượt qua những ý tưởng có sẵn bên trong bạn về một thứ gì đó và hãy mở rộng tâm trí của bạn để không nản lòng khi đối mặt với thử thách. Đôi khi ý tưởng thiết kế có thể xuất hiện một cách không ngờ đến rồi chúng ta có thể tiếp cận nó, như chiếc thang này là một ví dụ. Chúng ta có thể lựa chọn cách “đơn giản” là thử nghiệm tất cả chúng ngay từ đầu; thay vào đó, chúng ta lựa chọn hình dung làm cách nào để ta có thể thay đổi thứ gì đó cũ ở bên trong một thứ gì đó mới, bằng cách tái sử dụng lại vật liệu đang có sẵn. 

Làm thế nào để anh tin rằng dự án này sẽ đại diện cho anh và cả đội ngũ của anh? 

Benjamin Kroll: Nó phản ánh quá trình sáng tạo của chúng tôi và các mối quan hệ quan trọng mà chúng tôi đã vun đắp và duy trì với cộng đồng xây dựng. Thiết kế là một quá trình phức tạp và yêu cầu sự hợp tác giữa mọi người với cường độ cao và nó chứng minh việc thực hành của RDG hướng theo con đường khám phá và đam mê của chúng tôi trong việc giải quyết các vấn đề, thách thức những chuẩn mực đang có sẵn và tìm kiếm những cái mới và phương thức làm việc một cách tốt hơn. 

Biên tập: Ngọc Hương | Nguồn: Architizer

XEM THÊM:

InteriorDaily.vn là kênh thông tin chuyên ngành nội thất với sứ mệnh đem tới mọi thông tin cập nhật về ngành nội thất của Việt Nam

Top Reviews

More Stories
Set khóa cửa gỗ cho gia chủ cá tính và yêu thích sự tối giản