Thẩm mỹ hay công năng quan trọng hơn trong thiết kế nội thất?

Thẩm mỹ hay công năng là câu chuyện muôn thuở của người làm thiết kế. Đâu là yếu tố quan trọng hơn đặc biệt trong lĩnh thiết kế nội thất. Dưới đây là quan điểm của các kiến trúc sư Wagma Design, văn phòng thiết kế kiến trúc và nội thất đến từ Ấn Độ.

Mục đích của thiết kế nội thất là gì?

Một thiết kế nội thất tốt được thực hiện khi chủ nhà không chỉ cố gắng gây ấn tượng với hàng xóm, mà đúng hơn là họ muốn cải thiện chất lượng cuộc sống. Một nhà thiết kế nội thất tốt sẽ hiểu và coi trọng cách nhìn nhận này.

Thiết kế nội thất dù là thiết kế cho mục đích nào cũng có hai yếu tố cơ bản là thẩm mỹ và công năng. Vấn đề sẽ nảy sinh khi sự chú trọng vào hai thành phần này không tương đồng với nhau.

Thiết kế chịu trách nhiệm duy trì sự chú ý của con người. Mặt khác, công năng giữ vai trò níu giữ mọi người.

Sự tương tác của công năng (sự tiện dụng) và thẩm mỹ (cái đẹp)

Cả hai thành phần này mang lại những lợi ích khác nhau, đôi khi bổ sung cho nhau và đôi khi không. Sự tương tác giữa chúng là một sự cân bằng. Nó sẽ trở thành nghệ thuật khi cán cân nghiêng về tính thẩm mỹ, các đặc điểm như sự thoải mái và tính công thái học có thể được cân nhắc lại. Ngược lại, khi cán cân nghiêng về sự thích dụng, tiện nghi và sự phù hợp thì vẻ đẹp hay phong cách trở nên ít được quan tâm.

Một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp là một nghệ sĩ tung hứng giỏi, biết cân bằng cái đẹp với sự tiện dụng, biết cách tạo nên chất thơ từ gạch, vữa, xi măng.

  • Công năng là gì? 

Đó là có khả năng đáp ứng tốt mục tiêu chính. Lấy ví dụ, một ngôi nhà có thiết kế kém có thể khá to nhưng nó vẫn không mang đến cho người ở không gian mà họ cần. Mặt khác, một căn hộ nhỏ có thể được biến đổi thành một mái ấm có đủ không gian cho cho hầu hết các chức năng theo yêu cầu của người ở.

  • Thẩm mỹ là gì? 

Đây là lĩnh vực thiết kế nội thất chú ý vào cái đẹp và gu thưởng thức (hay bất kỳ điều gì mà mọi người nghĩ là thú vị). Vẻ đẹp đến từ những yếu tố như đề tài thiết kế, màu sắc, nước sơn, chất cảm bề mặt, nghệ thuật, sự cân bằng và đối xứng để mang lại một diện mạo hấp dẫn. Lý tưởng nhất là chất lượng thẩm mỹ phải phù hợp với mục đích và chức năng của từng căn phòng, từng không gian. Ví dụ, phòng sinh hoạt chung nên tập trung vào việc tăng cường sự thư giãn, phòng ngủ nên tăng cường vào sự nghỉ ngơi và mang lại một giấc ngủ ngon, trong khi khu vực phòng làm việc tại nhà nên tăng cường tư duy sáng tạo và tính năng suất.

Vì vậy, niềm tin phổ biến rằng thẩm mỹ không quan trọng là không chính xác. Thẩm mỹ vẫn có một tầm quan trọng nhất định.

Vậy thì, bên nào sẽ thắng?

“Cái đẹp mà không tiện dụng là một sự lãng phí. Tiện dụng mà không đẹp thì chán”. Cái nào hay hơn cái nào? Một ngôi nhà đáp ứng mọi nhu cầu của bạn nhưng lại xấu? Hay một ngôi nhà đẹp nhưng không thoải mái khi ở?

Một sự cân bằng là câu trả lời cho một sản phẩm thành công. Tuy nhiên, “Cái đẹp đi sau sự hữu dụng”. Cả hai điều này phải đạt được sự cân bằng, đồng thời truyền đạt công năng một cách chính xác.

Thường có 3 kiểu khách hàng khác nhau trong công việc:

  • Thứ nhất là kiểu người du lịch và hiểu tầm quan trọng của sự tiện dụng nhưng cũng muốn cái đẹp xuất hiện trong ngôi nhà của họ.
  • Thứ hai là kiểu chú trọng đến cái đẹp, không quan tâm lắm đến công dụng. Họ để điều đó cho bên thiết kế lo liệu.
  • Kiểu thứ ba là thiểu số, rất hiếm gặp, họ tin tưởng và để toàn bộ quyết định lại cho người thiết kế.

Trong cả ba trường hợp, người thiết kế đều phải giữ được sự cân bằng phù hợp. Ví dụ một dự án ở South City 1, Gurgaon, Ấn Độ – Singh Villa. Gia đình Singh là một gia đình lớn. Cách họ bố trí nhà đã bao gồm một số tiện ích nhưng làm cho không gian trông rất nhỏ và lộn xộn.

Nhiệm vụ đặt ra với đầy thách thức là:

  1. Làm cho không gian gọn gàng và cởi mở hơn.
  2. Cung cấp tất cả các tiện ích, kể cả những cái còn thiếu.
  3. Làm cho mọi thứ thật đẹp và vừa mắt.

Các chức năng còn thiếu là phòng ngủ master và phòng ngủ con trai không có chỗ ngồi, phòng vệ sinh của bố mẹ cần phải thoải mái để người lớn có thể sử dụng dễ dàng.

Đây là một số ý tưởng mà đơn vị thiết kế đã triển khai để thực hiện các nhiệm vụ trên:

  • Để làm phòng rộng hơn – mở rộng kích thước cửa sổ.
  • Để tạo thêm không gian – chỉ sử dụng đồ nội thất mẫu mã đẹp.
  • Màu sắc – hướng đến các màu trung tính có điểm nhấn để tạo cảm giác không gian rộng hơn.
  • Dùng màu cửa đi sao cho tương đồng với tường để tường trông lớn và rộng hơn.
  • Dùng mặt bệ lớn trong phòng vệ sinh để có thể sử dụng tấm gương lớn (làm cho không gian có cảm giác rộng hơn), thêm các kệ để đồ ẩn dưới bệ để mặt bệ có nhiều không gian hơn.
  • Sử dụng các bề mặt phản chiếu (gạch bóng, tủ) để tạo cảm giác không gian rộng hơn.
Cửa liền với tường. Ảnh: wagmadesign
Sử dụng cửa sổ lớn. Ảnh: wagmadesign
Màu trung tính làm cho không gian trông lớn hơn. Ảnh: wagmadesign
Thêm không gian lưu trữ vào trong tường. Ảnh: wagmadesign
Thêm không gian lưu trữ vào trong tường. Ảnh: wagmadesign

Nói cách khác, người ta không cần phải hy sinh sự thoải mái cho cái đẹp, cách vận hành cho vẻ ngoài hay sự yên tĩnh cho gu thẩm mỹ. Trên thực tế, đối với các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, các yếu tố của thiết kế nội thất chỉ được sử dụng để nâng cao cả chức năng và tính thẩm mỹ trong mỗi dự án.

Biên dịch: Anh Tuấn | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM:

InteriorDaily.vn là kênh thông tin chuyên ngành nội thất với sứ mệnh đem tới mọi thông tin cập nhật về ngành nội thất của Việt Nam

Top Reviews

More Stories
Đồ nội thất in 3D: 12 thiết kế khai phá ngành thủ công kỹ thuật số