“Gói ghém” ánh sáng vào chiếc đèn lấy cảm hứng từ thuật gấp giấy I Foscarini

Thương hiệu đèn Ý nổi tiếng Foscarini đã cho ra mắt chiếc đèn treo Maki của Nendo vào năm 2012. Chiếc đèn được thiết kế bởi Oki Sato –  nhà thiết kế gốc Canada hiện đang sống ở Tokyo. Sato đã hình thành nên thiết kế bằng cách cuộn tròn một tờ giấy rồi cuộn một tờ khác vào bên trong. Anh so sánh hình dạng này giống như một cái vỏ và gọi nó là “maki”, có nghĩa là “cuộn tròn” trong tiếng Nhật. Sản phẩm được làm bằng kim loại tấm, kèm với những thách thức được Sato mô tả trong bài viết này.

"Gói ghém" ánh sáng vào chiếc đèn lấy cảm hứng từ thuật gấp giấy I Foscarini
Chiếc đèn treo Maki của Nendo được ra mắt vào năm 2012

Maki được bắt đầu bằng một động tác đơn giản: cuộn một mảnh giấy lại thành dạng hình tròn để tạo ra một cấu trúc không phức tạp nhưng rất thú vị, như một vỏ ốc. Bởi vì hành động cuộn lại này là nguồn gốc của chiếc đèn nên chúng tôi gọi nó là “Maki”, có nghĩa là “cuộn thứ gì đó” trong tiếng Nhật.

Maki lấy cảm hứng từ động tác cuộn một mảnh giấy lại thành dạng hình tròn

Điều quan trọng là tôi có thể “gói” ánh sáng trong khuôn hình đơn giản này theo cách không làm ảnh hưởng đến sự giản đơn của hình thức bên ngoài.

Nendo nhận ra có thể đạt được điều đó bằng cách cuộn 2 hình tròn lại vào với nhau và che đi nguồn sáng.

Đèn treo Maki “gói” ánh sáng bên trong một khuân hình đơn giản

Nhóm thiết kế đã quyết định sử dụng chất liệu kim loại. Một tấm kim loại sẽ trông rất giống với tấm giấy ban đầu mà chúng tôi sử dụng để tạo ra concept. Tuy nhiên, cuộn một tấm kim loại thành hình nón không hề dễ dàng. Bạn phải cầm rất chắc chắn và tự tìm ra cách của mình để xử lý nó từ những góc độ khác nhau.

Sau đó, chúng tôi đã trải qua một quá trình phát triển kỹ thuật đầy phức tạp với Foscarini. Hai tấm kim loại đã cuộn phải được ghép vào với nhau thật khít.

Hai màu của sản phẩm hoàn thiện là trắng và xám nhạt

Chúng tôi cũng nghĩ rất nhiều về lỗ hổng bên trong đèn. Nó cần lớn ra sao để cung cấp lượng ánh sáng phù hợp bên ngoài mà không khiến mọi người chú ý về cơ chế hoạt động bên trong.

"Gói ghém" ánh sáng vào chiếc đèn lấy cảm hứng từ thuật gấp giấy I Foscarini
Vật liệu kim loại được lựa chọn để thiết Maki

Chiếc đèn được thiết kế với hai loại ánh sáng: một loại ánh sáng trực tiếp và mạnh, có tính ứng dụng cao. Một loại ở bên rìa, quanh các cạnh, nhẹ nhàng và tỏa ra xung quanh.

Chúng tôi chọn 2 màu cho sản phẩm hoàn thiện: trắng và xám nhạt. Những màu này được chọn phụ thuộc vào việc bổ trợ cho ánh sáng phát ra từ cạnh thay vì là những màu tốt hoặc đẹp nhất cho nón đèn.

Chiếc đèn được thiết kế với hai loại ánh sáng: một loại ánh sáng trực tiếp và mạnh, có tính ứng dụng cao

Đối với chiếc đèn này, hình thức không tạo nên ánh sáng mà ngược lại, ánh sáng mới là thứ tạo nên hình thức. Nó bắt đầu bằng một hành động đơn giản và cũng kết thúc bằng một cử chỉ đơn giản. Điều này đã thể hiện đậm nét triết lý tại Nendo.

Qua chiếc đèn, Nendo muốn truyền tải triết lý ” Hình thức không tạo nên ánh sáng mà ngược lại, ánh sáng mới là thứ tạo nên hình thức”

Xem thêm video:

Xem thêm hình ảnh sản phẩm :

Nguồn: design-milk

XEM THÊM:

InteriorDaily.vn là kênh thông tin chuyên ngành nội thất với sứ mệnh đem tới mọi thông tin cập nhật về ngành nội thất của Việt Nam

Top Reviews

More Stories
Nhà thiết kế Toàn Nguyễn ứng dụng trật tự toán học với đèn “Algorithm”