Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong “tổ ấm” của chàng thiết kế

Vốn là nhà liên kế trong khu đô thị mới, chủ nhà khi nhận bàn giao căn hộ sẽ không có nhiều cơ hội cải tạo, sửa sang về mặt kết cấu cũng như tầm cao, nhưng chủ nhận của căn nhà là dân thiết kế nội thất, anh đã tổ chức một cuộc chơi về vật liệu để biến căn nhà thành nơi chốn đi về nhiều màu sắc và chan hòa ánh sáng.

Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Căn nhà tràn ngập nét vui tươi, duyên dáng

Thông tin công trình:

  • Địa chỉ: Ecopark, Hà Nội
  • Thiết kế: KTS Đoàn Việt, KTS Tùng Lê – Dreamers
  • Thi công: Weekendecor
  • Ảnh:Thái A

Cuộc trình diễn này bắt đầu ngay từ cửa ra vào, ở đó cánh cửa gỗ được chạm khắc hình ba cô con gái của chủ nhà, còn khoảng sân ngoài là nơi bài trí cho những giờ phút thảnh thơi ngồi uống nước ngắm trời mây. Khác với hầu hết các căn nhà khác, ở đây bếp được chuyển ra ngoài, sát cửa ra vào, đi qua bếp và bàn ăn mới vào phòng khách. Lý giải về điều này, chủ nhà cho biết anh muốn mở bung mọi ngăn cách trong ngoài, lợi dụng ánh nắng hướng Đông Nam để khiến bếp luôn sáng sủa, khô ráo, đồng thời cũng tạo ra nét ấm cúng vui vẻ cho mọi thành viên trong gia đình cũng như khách đến chơi.

Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Cánh cửa gỗ được chạm khắc hình ba cô con gái của chủ nhà
Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Cănbếp được chuyển ra ngoài, sát cửa ra vào

Thật ra cả tầng trệt đều được mở bung, mọi không gian đều không có ngăn cách, chỉ phân chia ước lệ qua cách sử dụng gạch lát và thay đổi cao độ nền ở từng khu vực khác nhau. Phía ngoài dùng gạch gốm phủ men và gạch gốm đỏ của làng nghề Bát Tràng, phía trong dầm granit và có những khoảnh dầm đất nện, màu sắc của nền nhà cũng như của các mảng tường luôn có độ chuyển màu rất nhộn. Đúng là không gian của dân thiết kế nội thất, tại đây chủ nhà đã trình diễn hoàn hảo cách sử dụng vật liệu tận dụng, đó là lấy các mẩu, miếng gỗ còn sót lại sau trận cháy xưởng mộc năm trước, ghép chúng lại với nhau để làm bàn ghế, giá, đèn, cánh tủ bếp… Nhằm triệt tiêu sự khác biệt về màu của các loại gỗ óc chó, sồi, thông… sau khi ghép lại thành vật dụng, tất cả đều được chạm lõm theo lối mosaic, đánh màu và thế là tạo thành những mảng miếng nhìn rất vui mắt.

Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Nội thất phòng khách chạm lõm theo lối mosaic, đánh màu và tạo thành những mảng miếng vui mắt
Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Căn nhà như buổi trình diễn vật liệu với các chuyển màu nhịp nhàng của những mảng tường

Ngay phía trên bàn ăn, một chiếc đèn gỗ chạm hình con cá – được thả từ trên xuống, tỏa ánh sáng dịu nhẹ – cũng được chế từ những mẩu gỗ còn sót lại sau đám cháy. Trên tường vách của bếp và phòng tắm, những chiếc móc treo quần áo cũng mang hình cá, tất nhiên cũng là từ gỗ cháy. Một vài tấm gỗ cháy khổ lớn còn được chủ nhà sử dụng làm vách ngăn, thậm chí có vai trò như tranh trang trí. Mà nhìn rất duyên, bởi sau khi được xử lý, mảng gỗ cháy đen đó lại có dáng vẻ như những bức tranh trừu tượng. Điều này thể hiện đúng tinh thần của Dreamers – thương hiệu đồ nội thất của chủ nhà, đó là cần thổi sinh khí vào những vật dụng tưởng như đã chết chứ không phải cái gì cũng phải bỏ đi sau khi bị hủy hoại.

Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Một chiếc đèn gỗ chạm hình con cá – được thả từ trên xuống, tỏa ánh sáng dịu nhẹ

Thêm một nét duyên nữa của căn nhà, đó là cách dùng đất vào không gian nội thất, lấy cảm hứng từ nhà trình tường của Bắc Bộ xưa. Tại khoảng chờ và trên cầu thang, chủ nhà cho dầm đất bằng phương pháp hiện đại hơn lối ngày xưa, đó là lát vải trên nền bê tông, rồi rắc đất mịn, dầm kỹ, sau đó dùng keo epoxy phủ bề mặt, bằng cách này đã tạo ra một bề mặt cầu thang trơn mịn, sạch sẽ, có khả năng chống nồm ẩm vốn là nỗi kinh hoàng của người miền Bắc.

Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Cách sử dụng vật liệu đất ở khoảng chờ và cầu thang đã tạotạo ra một bề mặt trơn mịn, có khả năng chống nồm ẩm

Khoảng trống sau nhà được bài trí làm một lô gia với nền lát gỗ, bàn nước mở tầm nhìn ra khu vườn, sự thông thoáng này khiến toàn bộ tầng trệt lúc nào cũng đón được ánh sáng và gió trong lành. Lên tầng trên, khu vực được chăm chút nhất là phòng tắm và toilet. Khuôn cửa kính rộng đón ánh sáng, những mảng miếng của nền lát gạch tạo sự phân chia ước lệ của công năng, phòng tắm không chỉ mang chức năng cố hữu mà còn là nơi tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên qua các chậu cây, các món đồ gỗ tự làm, các loại vật liệu không cầu kỳ nhưng khiến con người thấy thân quen. Mái bê tông được đục thủng, lắp kính cường lực, từ đó mà ánh sáng tuôn trào tới từng góc xa nhất của nhà, điều này cũng góp phần tạo nên tâm tính vui vẻ và hạnh phúc cho mỗi thành viên của gia đình luôn lạc quan để vượt qua những khó khăn và thách thức.

Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Không gian phòng khách với các loại vật liệu gỗ không cầu kì nhưng mang lại cảm giác thân quen
Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Không gian phòng ngủ chính với thiết kế đơn giản nhưng vô cùng ấm cúng
Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Không gian phòng ngủ phụ với khuôn cửa kính rộng đón ánh sáng
Khi tàn tro của trận cháy xưởng được biến tấu nhịp nhàng trong "tổ ấm" của chàng thiết kế
Không gian phòng tắm được đặt thêm các chậu cây nhỏ

Xem thêm hình ảnh:

Bài đăng từ chương trình hợp tác giữa Bộ sưu tập Nhà đẹp và Top 10 Awards

XEM THÊM :

InteriorDaily.vn là kênh thông tin chuyên ngành nội thất với sứ mệnh đem tới mọi thông tin cập nhật về ngành nội thất của Việt Nam

Top Reviews

More Stories
Dự án cải tạo căn hộ trở thành không gian kiến trúc tối giản, tập trung vào công năng
Dự án cải tạo căn hộ trở thành không gian kiến trúc tối giản, tập trung vào công năng