Là phong cách mang vẻ đẹp cổ điển, truyền thống pha lẫn với nét hiện đại, tươi mới, phong cách Retro rất thịnh hành vào những năm 50-70 của thế kỷ trước. Hiện nay đây vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết kế nội thất của nhiều gia đình.
Có nhận định cho rằng sự lặp đi lặp lại của thiết kế thể hiện giá trị nghệ thuật phi thời gian. Điều đó có thể không đúng với nhiều ngành thiết kế nói chung khác, nhưng lại chính xác trong thiết kế nội thất. Những năm gần đây ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ của giấy dán tường, shiplap (gỗ thông xẻ thô, giá thành rẻ), hay macramé (đồ trang trí handmade bằng cách thắt các sợi dây lại với nhau). Tuy nhiên, thiết kế nội thất vẫn có những xu hướng “cổ điển” khác được nhiều người yêu thích.
Nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Natalie Papier cho rằng: “Về cơ bản, bạn có thể chọn mọi chi tiết cổ điển và đưa chúng vào ngôi nhà hiện đại của mình. Vì vậy, hãy vui vẻ với chúng”.
1. Đồ nội thất gỗ cổ điển
Nếu bạn quay ngược thời gian trở lại ngôi nhà tầm trung của những năm 70, rất có thể bạn sẽ tìm thấy một bức tường được làm từ tấm gỗ óc chó sẫm màu. Nhà thiết kế nội thất Michelle Zacks nhận định, nhiều người đã sử dụng kiểu dáng cổ điển đó và mang nó trở lại nhưng với một xu hướng hiện đại hơn.
“Có thể khi trở lại, vẻ ngoài của nó được thể hiện qua lăng kính mới, chẳng hạn gỗ sẽ nhẹ hơn một chút và có nhiều vân gỗ tự nhiên hơn” – Michelle Zacks. Nhà thiết kế cũng cho rằng: “Đó được coi là điểm khởi đầu và thúc đẩy ý tưởng sáng tạo đi xa hơn, bởi xu hướng chung hiện nay là mọi người đang dành nhiều thời gian hơn trong ngôi nhà của mình. Đó sẽ là sự rung cảm ấm cúng với các kết cấu ấm áp, cũng là cách con người thể hiện sự quan tâm, gần gũi với không gian của chính mình”.
Zacks cũng khuyên bạn nên sử dụng các tông màu gỗ phong phú theo những cách khác như thêm một chiếc ghế bành bằng gỗ có niên đại từ giữa thế kỷ trước vào phòng khách của bạn.
2. Kitsch (đồ vật cổ)
Mặc dù nhiều người có thể không thích nhìn thấy không gian chứa những bộ đồ dùng hoài cổ từ nhiều thập kỷ trước nữa, nhưng Papier nói rằng việc đưa vật dụng cổ vào một vài yếu tố trang trí là một cách thú vị để tạo nên cá tính cho căn phòng. Thậm chí, trong ngôi nhà của mình, Papier còn có một chiếc bàn hình băng cassette, kết hợp với các đĩa vinyl lấy cảm hứng từ bộ kitsch.
3. Màu sắc tươi sáng
Tùy vào sở thích cá nhân, cũng có nhiều người thích dành phần lớn thời gian của mình trong nhà bếp, dĩ nhiên họ chẳng mấy ra ngoài ăn, nhờ đó mà nhiều không gian nhà bếp xinh xắn, độc đáo cứ thế ra đời. Hơn nữa, những phòng bếp xinh xắn luôn truyền cảm hứng tập trung vào không gian.
Nhà thiết kế nội thất Sarah Robertson cho biết có một số cách để làm đẹp phòng bếp: kết hợp nhiều cạnh cong hơn vào không gian của bạn (chẳng hạn như trên đảo bếp hoặc bàn) và lấp đầy căn phòng bằng những màu sắc nhẹ nhàng, êm dịu như màu hồng bụi hoặc màu xanh dịu.
Cô nói: “Phấn màu rất phổ biến vào cuối những năm 80. Mọi thứ ở Kmart hay Walmart đều được lấy ý tưởng từ những màu sắc đó, bao gồm cả bàn chải đánh răng, thìa, dĩa của bạn. Tôi nghĩ nếu nó được thực hiện cẩn thận và được pha trộn với các phong cách khác, nó thực sự đẹp và hấp dẫn. Tôi nghĩ rằng nó có sức mạnh lâu dài”.
4. Đồ nội thất mạ Crôm
Từ những năm 1960, chứng kiến sự gia tăng của đồ nội thất với các chi tiết từ vật liệu mạ crom, màu sắc tươi sáng, KTS Zack đã đưa ra lời khuyên nên mang một hoặc hai tác phẩm của phong trào thời đại không gian này vào bất kỳ căn phòng hiện đại nào.
Cô nói: “Bạn thực sự có thể đào sâu vào cảm xúc trong quá khứ, lấy một số yếu tố nhất định của nó và đưa nó vào một không gian để có cảm giác hỗn hợp và đa dạng. Tôi hay nghĩ đến những chiếc ghế ăn hoặc ghế bành mạ crôm hình ống, ghế sofa kiểu Ý thấp, bàn đá cẩm thạch travertine…”
5. Đừng sợ màu sắc
Các màu ấm, dễ bão hòa như: nâu, đỏ, vàng sậm đã thống trị xu hướng màu sắc nội thất những năm 70 và khi kết hợp chúng với các màu trung tính sẽ tạo ra một không gian nổi bật. Nếu chịu khó tìm hiểu, sẽ có rất nhiều cách khác nhau để thêm hay phối lại phù hợp cho không gian của bạn.
Nhà thiết kế nội thất Papier khẳng định: “Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ quy tắc nào cho phong cách phối màu trong ngôi nhà của bạn. Nó tùy thuộc vào gu thẩm mỹ nghệ thuật và sở thích của bạn, chẳng hạn như đôi khi ghế sofa chỉ cần mang một màu sáng đậm mà không cần thêm thắt chi tiết gì. Tôi thích nhìn thấy một số màu sắc trên trần nhà, đó là một cách trang trí nội thất thú vị, nhưng nó có tác động lớn để thực sự tạo ra một “chất” riêng cho căn phòng“.
6. Vật liệu đồng thau
Theo nhà thiết kế nội thất Papier, dù là đồng thau hay huy chương hỗn hợp thì đây đều là những chi tiết nội trang trí nội thất cực kỳ phổ biến từ thời Victoria. Tuy nhiên, nó vẫn được nhiều người đón nhận và yêu thích kể cả ở hiện tại. Nhà thiết kế cũng gợi ý nên kết hợp những chi tiết này với bình hoa hoặc những tác phẩm điêu khắc, hay cả những bộ sạc bằng đồng trong trang trí không gian nhà ở. Chắc chắn, những chi tiết đó sẽ mang đến một không khí cổ điển ngay lập tức.
Bạn cũng có thể kết hợp đồng thau theo những cách tinh tế hơn. Nhà thiết kế Ferguson cho biết, tông màu đồng thau ấm hơn và kết hợp rất tốt với đồ nội thất bằng gỗ. Tạo nên một sự kết hợp tuyệt đẹp như muốn phát điên.
Ferguson nói: “Rất nhiều món đồ sẽ có tay cầm bằng đồng, nó mang lại một độ sáng và hào nhoáng cho những món đồ này. Bạn có thể liên tưởng đồ nội thất hơi nặng và có tính mạnh mẽ, nhưng ngay sau khi bạn đặt một tay cầm bằng đồng vào một chi tiết nội thất, nó sẽ có cảm giác mềm mại và thanh lịch hơn”.
7. Làm mềm các cạnh
Thay thế các hình dạng hình học sắc nét bằng các cạnh tròn có thể mang lại cho không gian của bạn cảm giác mềm mại hơn. Nhà thiết kế Zacks khuyên bạn nên lấy cảm hứng từ phong trào trang trí nghệ thuật và kết hợp những con sò vào không gian của bạn, cho dù đó là giấy dán tường, gạch lát, vải hay thậm chí tự lăn sơn.
H.N (Theo Thespruce)